Site icon Thi công mạng Việt Nam

Tấn công mạng là gì? Giải pháp phòng chống tấn công mạng

Tan Cong Mang La Gi Cach Phong Chong Tan Cong Mang

Theo phân tích của chuyên gia Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng (NCSC) thuộc Cục An toàn thông tin, nguyên nhân số cuộc tấn công mạng và số địa chỉ IP Việt Nam nằm trong botnet tăng nhẹ trong tháng 3/2021 là do các tổ chức, cá nhân tội phạm mạng vẫn đang tăng cường lợi dụng nhu cầu sử dụng mạng Internet của người dùng ngày một gia tăng cũng như sự quan tâm của người dân tới thông tin tình hình dịch bệnh Covid-19.

Vậy tấn công mạng là gì ? Giải pháp phòng chống tấn công mạng ra sao. Hãy cùng thicongmangvn làm rõ vấn đề này nhé.

Tấn công mạng là gì?

Tấn công mạng (hay còn gọi là CyberAttack) là hình thức khủng bố mạng của một dãi địa chỉ IP. Khiến cho hệ thống đang sử dụng trở nên trì trệ. Một cuộc tấn công mạng sẽ được hình thành có thể bởi cá nhân, tổ chức hoặc một tập thể (được gọi chung là “Mạng Tặc“)

Có thể tấn công mạng đang trở thành một vấn đề nhức nhối trong cộng đồng mạng 2022 ngày hôm nay. Trong thời đại 4.0 hiện nay vấn đề an ninh mạng đang trở nên nóng hơn bao giờ hết.

Làm sao để tránh bị tấn công mạng?

Để có thể tạo cho mạng của doanh nghiệp một tấm khiên phòng thủ vững chắc chống lại Mạng Tặc, chúng ta sẽ phải tìm hiểu những phương thức tấn công mạng của mạng tặc, từ đó mới tìm hiểu phương pháp giải quyết vấn đề. Sau đây là 3 phương thức tấn công mạng thông dụng mà Mạng Tặc hay sử dụng.

Tấn công mạng Phishing

Tấn công mạng Phishing là hình thức tấn công giả mạo để lừa đảo người dùng truy cập, khi mà Mạng Tặc dùng một thông tin giả giống với thông tin chính chủ.

Ảnh minh họa

Như gần đây có vụ lừa đảo qua tin nhắn vào những số điện thoại đang dùng tài khoản ACB, họ sẽ nhận được thông tin truy cập vào 1 Website có liên kết gần giống với của acb nhất (ví dụ: online.tkacb.com.vn thay vì phải online.acb.com.vn)

Giải pháp phòng chống tặc mạng Phishing

  • Kiểm tra kỹ các email, tin nhắn, đường link website trước khi thực hiện nhập thông tin
  • Cài đặt các phần mềm cảnh báo, quét mã độc cho website.
  • Cảnh giác với những website sử dụng HTTP (kém an toàn) thay vì HTTPS (an toàn hơn).
    • HTTPS chính là biểu tưởng ổ khóa cạnh tên miền (ví dụ << biểu tượng web uy tín luôn)

Tấn công bên trong mạng máy tính nội bộ (Lan Area Network)

Tin tặc có thể cài những phần mềm gián điệp vào máy tính cá nhân của các thành viên trong công ty, hoặc lấy được tài khoản và mật khẩu của nhân viên sau đó thực hiện hành vi tấn công của mình.

Ảnh minh họa

Giải pháp phòng tránh tấn công mạng từ bên trong nội bộ

Tấn công mạng truy cập (Access attack)

Trong cùng một hệ thống mạng LAN (mạng nội bộ), tin tặc có thể xâm nhập vào hệ thống của công ty. Hacker đó sẽ đóng vai như một người dùng thật trong hệ thống, sau đó tiến hành xâm nhập vào tệp chứa tài liệu bí mật của công ty về tài chính. Tin tặc có thể rút sạch số tiền đó, hoặc thay đối các con số, ẩn file…

Giao thức tấn công access attack

Giải pháp phòng tránh tấn công mạng truy cập (Access Attack)

Kết bài

Có lẽ việc hiểu và nắm thêm kiến thức về tấn công mạng mà THICONGMANGVN vừa lược ra ở trên đã giúp quý doanh nghiệp có được hướng xử lý khi gặp phải.

“Đừng vì một con sâu mà làm rầu nồi canh” – có lẽ là câu nói khá hay khi áp dụng vào những tình huống trong bài viết này.

Cảm ơn đọc giả – Liêm Thi Công Mạng

Rate this post
Exit mobile version