Theo VnExpress vào ngày 24/3 thì Tham tán thương mại Việt tại Italy – Ông Nguyễn Đức Thanh cho hay, hãng tàu Cosco tới nay đã nhận bộ chứng một container từ người mua hàng đến lấy hàng. Các cơ quan chức năng đã giữ lại hạng và không giao khi người này đến lấy. Về bộ chứng cứ chứng từ đã được đem kiểm tra sau đó và được xác nhận là thật.
Lộ mặt là “Kẻ lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, bằng chúng gốc bất hợp pháp, không trả tiền cho người bán” – Ông Thanh thông tin rằng, đây là chứng cứ đầu tiên, và rất quan trọng để các cơ quan tố tụng tại Việt Nam và Ý (Italy) tiến hành điều tra vụ việc lừa đảo giá trị lớn với doanh nghiệp Việt.
Vinacas (Hiệp hội diều Việt Nam) cho rằng, các doanh nghiệp nước ngoài ngày càng lộ diện những hành vi lừa đảo trong giao dịch giữa người mua và người bán rất tinh vi. Các bộ chứng từ gốc được trả như ngân hàng bạn, không biết bằng cách nào mà người mua đã có cách lấy lại chúng thông qua một đầu mối khác.
Hiện tại, hiệp hội vẫn kết với các bên liên quan để hỗ trợ các doanh nghiệp. Về phía Đại sứ quán Việt Nam và bộ Thương Vụ tại Ý, sẽ làm việc lại với các hãng tàu để giành quyền sở hữu các container cho doanh nghiệp Việt.
Song song đó, Thương vụ sẽ kết với các Kiều bào tại Ý có kho bãi để lưu hàng với chi phí tốt nhất, hỗ trợ tìm các nhà phân phối có tiếng uy tín ở Châu Âu để sang lại lô hàng sau khi mất kiểm soát.
Các container được cơ quan cảnh sát Italy ra lệnh phong tỏa, không cho bất kỳ ai ra cảng lấy hàng, để doanh nghiệp Việt củng cố chứng cứ nắm lại quyền sở hữu chúng. Nhưng để làm được việc này, bắt buộc doanh nghiệp phải có chứng từ gốc hoặc có phán quyết khẩn cấp của tòa án hay các cơ quan liên quan về quyết định trao trả lại quyền sở hữu cho người bán.
Để nhanh chóng có lại quyền kiểm soát lô hàng, ông Thanh cho rằng, doanh nghiệp cần nhờ luật sư tìm phương án pháp lý hợp lý nhất và đưa các bằng chứng liên quan.
Tình trạng lừa đảo hiện đang diễn ra quy mô rộng khắp cả nước, ông Thanh nhắn nhủ rằng các doanh nghiệp nên đề cao cảnh giác, thận trọng trong các điều khoản ký kết trong hợp đồng liên quan đến vấn đề thanh toán.
Các doanh nghiệp cần phải làm rõ thông tin, xác minh trước đối tác để nắm chắc phần giảm thiểu rủi ro trong giao dịch. Nên liên hệ với Thương vụ, Đại sứ quán Việt Nam ở các nước để nhận hỗ trợ các vấn đề liên quan xuất nhập khẩu trước khi ký kết hợp đồng.
Nhiều trường hợp trước đây, việc xuất khẩu được ký kết thế mà lại không đúng địa chỉ doanh nghiệp bên mua (Ý). Sau khi truy ra thì địa điểm là giả mạo, thực tế không có văn phòng nào ở đó, hoặc công ty rất nhỏ. Vì thế, các doanh nghiệp nên thuê nhân sự có chuyên môn về ngoại thương, ngoại ngữ tốt để hỗ trợ thông tin hợp đồng, tránh các thiếu sót đáng tiếc.
Các doanh nghiệp thường làm hồ sơ thanh toán tiền bằng phương thức thu tiền kèm chứng từ (Documents against Payment – D/P). Đây là hình thức giao dịch mà bên nhập khẩu nếu chỉ có được chứng từ sau khi đã chuyển đủ tiền hàng. Nhưng rủi ro lớn ở đây là bên bán, phải thông qua ngân hàng mới đảm bảo được quyền định đoạt hàng hóa, chưa thực sự khống chế được việc thu tiền từ bên mua. Chưa hết, ngân hàng cũng không có nghĩa vụ tính xác thực của bộ chúng từ.
Vụ 36 container mất kiểm soát có tín hiệu phát hiện từ đầu tháng 03/2022 khi các doanh nghiệp Việt tiến hành xuất khẩu và phát hiện dấu hiệu lừa đảo khi tiến hành gửi bộ hồ sơ thu tiền từ ngân hàng Việt Nam đến ngân hàng Thổ Nhĩ Kỳ. Vì số SWFIT (mã riêng của từng ngân hàng được dùng trong các giao dịch toàn cầu), bị thay đổi liên tục nhiều lần.
Khi bên ngân hàng của bên mua nhận được chứng từ, phía bên mua lại thông báo không đúng thông tin của họ và yêu cầu trả lại bộ chứng từ, nhưng không ghi rõ là trả bằng hình thức nào, dù phía Ngân hàng Việt Nam đã nhiều lần cố gắng liên hệ. Hơp đồng cũng bị làm photo, không phải hồ sơ gốc – phía ngân hàng Ý thông báo.